fbpx

#26 CHỤP CBCT TẠI NHA KHOA CÓ AN TOÀN KHÔNG?

1- Chụp phim CBCT là gì?

Phim Cone Beam Computed Tomography (CBCT) hay còn gọi là phim cắt lớp điện toán với chùm tia hình nón, cho hình ảnh xương và răng theo ba chiều không gian với độ chính xác cao. Chụp phim CBCT là bước cần thiết cho việc thăm khám lâm sàng và chẩn đoán tình trạng bệnh lý, mật độ xương, răng và các vấn đề liên quan của bệnh nhân trước khi Quý Bác Sĩ lên kế hoạch điều trị tối ưu.

– Phát hiện bệnh lý xương hàm
– Phát hiện gãy răng, gãy xương do chấn thương
– Phục vụ cho việc lập kế hoạch điều trị implant
– Ứng dụng trong chỉnh nha
– Chẩn đoán răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
– Điều trị nội nha
– Chẩn đoán bệnh lý khớp thái dương hàm
– Đánh giá đường thở
– vv…

1.1 – Các nguyên tắc và tiêu chuẩn an toàn cho CBCT tại Nha Khoa

Nguyên tắc “ALARA” là một cụm từ do Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ đặt ra vào năm 1973, được hiểu là “sử dụng liều bức xạ thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị”. Theo nguyên tắc ALARA, Bác Sĩ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng:

  • Tất cả các phơi nhiễm tia X đều được chứng minh là có liên quan đến lợi ích của chúng.
  • Phơi nhiễm cần thiết được giữ ở mức hợp lý cho bệnh nhân (tức là ALARA).
  • Liều mà bệnh nhân và nhân viên tiếp nhận phải ở mức thấp hơn giới hạn cho phép.

ADA và FDA (Cục quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ) cũng khuyến nghị sử dụng phim X-Quang Nha Khoa trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả. ADA khuyến khích các Bác Sĩ thảo luận với bệnh nhân về các kế hoạch điều trị, bao gồm cả nhu cầu chụp CBCT. Phim X-Quang có thể giúp Bác Sĩ đánh giá, chẩn đoán xác định tình trạng răng miệng và các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, Bác Sĩ cần phải cân nhắc giữa lợi ích của chụp phim với nguy cơ nhiễm xạ sau nhiều lần tiếp xúc với tia X được tích lũy dần theo thời gian đối với bệnh nhân. Bác Sĩ là người hiểu rõ nhất về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng răng miệng của bệnh nhân, là người phải đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Do đó, các khuyến nghị này xem như là tài liệu tham khảo đối với những người hành nghề, không nhằm mục đích trở thành tiêu chuẩn trong chăm sóc, cũng như yêu cầu hay quy định bắt buộc.

cbct an toàn
2- Mức an toàn bức xạ cho máy CBCT tại Nha Khoa:

Có 2 chỉ số cần Bác Sĩ và bệnh nhân quan tâm là liều lượng phát tia và liều lượng hiệu dụng.
Liều lượng phát tia (từ máy CBCT): Liều lượng bức xạ do máy CBCT phát ra môi trường từ bộ phận phát tia. Có đơn vị là mGy/cm.
Liều lượng hiệu dụng (hấp thụ): Liều lượng bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhận (tùy theo cơ địa). Có đơn vị là mSv.

Công thức tổng quát khi chụp CBCT răng hàm mặt: 1 mGy = 0.07 mSv. Theo NCRP, giới hạn của mức độ phơi nhiễm tia xạ không quá 50 mSv trong một năm, mặc dù giới hạn ảnh hưởng cho suốt đời là 10 mSv nhân với số tuổi. NCRP kết luận rằng phơi nhiễm nghề nghiệp đối với nhân viên nha khoa không nên vượt quá các giới hạn hạn này, ngoại trừ các vấn đề liên quan tới thiết kế thực tế, hiệu suất, vận hành các thiết bị bức xạ.

Một phim CBCT chụp có lượng tia khoảng 27-166mSv so với 800-2000mSv và nhỏ hơn rất nhiều lần lượng tia mà một người bị ảnh hưởng từ phát xạ tự nhiên của môi trường sống (khoảng >1000mSv/1 người/1 năm) nên CBCT khá an toàn khi chụp. Máy CBCT cũng có nhiều kích thước vùng chụp (FOV) khác nhau đưa đến lượng tia khác nhau. Bác sĩ sẽ luôn chỉ định vùng chụp nhỏ nhất để giảm tối đa lượng tia cho bệnh nhân và thực hiện thêm các biện pháp an toàn bổ sung như áo chì, băng cổ chì…

  • Liều lượng phát tia của máy CBCT Hyperion X5 được ghi nhận như bên dưới cho thấy liều lượng cực nhỏ và hạn chế tối đa ảnh hưởng cho bệnh nhân:
    Đối với chế độ chụp 2D: PAN: 5-9μSv
    Đối với chế độ chụp 3D: FOV: 10×10 | 35μSv (Voxel 160μm) – 121μSv (Voxel 80μm) và FOV: 6×6 | 9μSv (Voxel 160μm) – 40μSv (Voxel 80μm)

 

——-

CÔNG TY THHH THIẾT BỊ NHA KHOA VIỆT QUANG

Website: vietquangdental.com

Facebook: @vietquangdental

Zalo: Việt Quang Dental

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!