Mục lục nội dung:
HÔI MIỆNG, VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM VÀ ĐIỀU TRỊ
Hôi miệng, hay được biết đến như hơi thở có mùi là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của bạn. Và trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy lo lắng về vấn đề này. Và không phải tự nhiên mà các sản phẩm như kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng và các chế phẩm khác được bày bán rộng khắp thị trường để giảm tình trạng này. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ có tác dụng tạm thời. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, bạn cần tìm được nguyên nhân của vấn đề này. Làm sao hết hôi miệng?
Một số thực phẩm bạn dùng, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt hằng ngày là một trong những yếu tố gây ra tình trạng hôi miệng này. Trong đa số trường hợp, bạn có thể giải quyết bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên. Làm sao hết hôi miệng? Nếu như những cách vệ sinh răng miệng thông thường không thể giải quyết được vấn đề hôi miệng này, hãy đến gặp Bác Sĩ tại các Nha Khoa uy tín để kiểm tra chắc chắn bạn không gặp phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nào khác.
(Hình minh họa – Nguồn internet)
Hầu hết, các nguyên nhân gây ra hôi miệng đều xuất phát từ khoang miệng của bạn. Làm sao hết hôi miệng? Và dưới đây là một số nguyên nhân có thể kể đến:
- Thức ăn: Sự phân hủy của các hạt thức ăn dính trên răng và xung quanh răng của bạn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đó có thể nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Một số thực phẩm như tỏi, hành hay một số gia vị có thể trực tiếp gây ra mùi hôi. Một số thực phẩm sau khi được tiêu hóa, sẽ đi vào máu và đến phổi của bạn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.
- Thuốc lá và những sản phẩm tương tự. Hút thuốc lá gây ra mùi hôi miệng rất đặc trưng và rất khó chịu. Và những người hút thuốc lá, thường hay mắc những bệnh lý liên quan đến khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng không thường xuyên: Nếu bạn không vệ sinh răng miệng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, các mảng thức ăn vẫn còn bám lại trong khoang miệng của bạn, và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Các mảng bám không màu, chứa đầy vi khuẩn bám trên răng của bạn. Và nếu bạn không đánh răng để chải chúng đi, mảng bám này có thể kích ứng nướu của bạn và dần dần, hình thành các túi chứa đầy mảng bám giữa răng và nướu của bạn.
Làm sao hết hôi miệng? Các nguyên nhân khác:
- Khô miệng: Nước bọt trong miệng có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ các hạt thức ăn. Khô miệng có thể xảy ra tự nhiên khi miệng bạn không đóng kín trong lúc ngủ. Ngoài ra, khô miệng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề liên quan đến tuyến nước bọt.
- Thuốc tây y: Một số loại thuốc có thể gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng thông qua giảm tiết nước bọt. Một số khác có thể bị phân hủy, tạo ra các chất có mùi làm hơi thở có mùi, hôi miệng.
- Nhiễm trùng khoang miệng: Hôi miệng, hơi thở có mùi có thể do tác động của một thủ thuật trong khoang miệng của bạn. Như sau khi nhổ răng gây ra tổn thương trong khoang miệng. Hay là do sâu răng, bệnh về nướu hoặc lở miệng.
- Các tác động của mũi, họng và miệng: Hôi miệng có thể do bệnh lý về amidan, vi khuẩn bám vào và gây ra mùi hôi. Nhiễm trùng hay viêm xoang mạn cũng góp phần gây ra tình trạng hôi miệng.
- Các nguyên nhân khác: Các bệnh lý khác như ung thư, bệnh lý về chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng lên khoang miệng. Một số chất chuyển hóa tạo ra các chất có mùi đặc trưng và dễ nhận biết. Hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
Vậy, Làm sao hết hôi miệng? để phòng ngừa và điều trị tình trạng hôi miệng cần làm gì?
Khi bị hôi miệng kéo dài, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân gây, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Đại đa số người bị hôi miệng là do không vệ sinh răng miệng kỹ càng hoặc các các bệnh lý trong khoang miệng.
(Hình minh họa – Nguồn internet)
- Nếu xuất hiện các viêm nhiễm như sâu răng, có các mảng bám, cao răng hoặc bị viêm quanh răng thì người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp nha khoa đầu tiên.
- Nếu như nguyên nhân không phải do các viêm nhiễm trong miệng hoặc đã can thiệp nha khoa mà vẫn còn bị hôi miệng thì bạn cần thăm khám tại các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu,… để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp.
- Với tình trạng hôi miệng tạm thời do thức ăn đồ uống gây mùi, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay nước súc miệng, các loại dung dịch xịt thơm miệng đẻ làm giảm bớt mùi hôi.
- Nếu đã bị bệnh hôi miệng, bạn cần cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm tiết nước bọt, tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bên canh đó, bạn cũng cần lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh miệng bị khô gây ra hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị hôi miệng. Bạn cần vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ.
- Ngoài ra, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hết các mảnh vụn còn sót lại sau khi ăn. Nên cạo lưỡi và sử dụng nước súc miệng để có thể hạn chế tối đa tình trạng mảng bám và các vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
- Đồng thời, 4 – 6 tháng nên đi khám nha khoa định kỳ và thực hiện các can thiệp nha khoa nếu cần.
- Làm sao hết hôi miệng? Hãy nhớ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khám nha khoa định kỳ tại các Nha Khoa uy tín để bảo đảm bạn sẽ tránh xa tình trạng hôi miệng khó chịu.
Chúc bạn có một hơi thở thơm tho!
Nguồn internet
p.s Platinum Dental đã giải đáp thắc mắc cho bạn khi bọc răng sứ bị hôi miệng không. Nói chung, nếu lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, tình trạng này dường như không thể xảy ra. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ bọc răng sứ tại Platinum Dental xin vui lòng liên hệ theo số hotline (+84) 28 3920 9969 – 096 779 7799 để được tư vấn miễn phí.