Mất răng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như làm giảm tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp phục hình lại hàm răng khá phổ biến, như tháo lắp hàm giả, hàm phủ trên implant, phục hình toàn hàm All on 4… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Mục lục nội dung:
Nguyên nhân dẫn đến mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm là tình trạng toàn bộ răng đều bị mất đi do một số nguyên nhân khác nhau. Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm, gồm:
-
Viêm nha chu kéo dài.
Viêm nha chu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến phần nướu răng, mà có thể làm ảnh hưởng đến cả xương ổ răng, gây nên tình trạng rụng răng, mất răng.
-
Sâu răng, nhiễm trùng chóp chân răng.
Sâu răng hay nhiễm trùng chóp chân răng khiến tủy răng bị ảnh hưởng. Khi tủy răng bị viêm thì các chân răng sẽ lung lay, lâu ngày khiến răng bị rụng.
-
Chấn thương vùng đầu mặt cổ.
Một số chấn thương ở vùng đầu, mặt hay cổ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần hàm răng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm.
Những tác hại của mất răng toàn hàm
Không chỉ đảm nhiệm chức năng ăn nhai, hàm răng còn đóng vai trò thẩm mỹ trên gương mặt. Vì vậy nếu mất răng toàn hàm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tiêu hóa mà còn khiến thẩm mỹ suy giảm cũng như một số biến chứng khác.
-
Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và tiêu hóa
Khi hàm răng bị mất đi, quá trình ăn nhai không thể thực hiện được, hoặc thực hiện một cách sơ sài. Thức ăn khi xuống dạ dày gần như vẫn còn nguyên, khiến cho việc tiêu hóa bị ảnh hưởng.
-
Tiêu xương hàm (trường hợp mất răng lâu năm)
Khi bị mất răng lâu năm, nướu răng cũng dần mất đi. Đồng thời hoạt động ăn nhai không được thực hiện, xương hàm không được tác động lực nhai, lâu ngày sẽ dần tiêu biến, hay còn gọi là tiêu xương hàm. Nếu để tình trạng tiêu xương hàm xảy ra thì việc can thiệp bằng các phương pháp phục hình cũng trở nên khó khăn hơn.
-
Thẩm mỹ suy giảm, già trước tuổi
Khi bị mất răng thì hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cả khuôn mặt. Nụ cười sẽ trở nên kém duyên hơn, người bệnh trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Những trường hợp bị tiêu xương hàm khiến cấu trúc khuôn mặt thay đổi, da và cơ bị chùng xuống, từ đó dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, trông già hơn trước tuổi.
Các giải pháp phục hình phổ biến cho tình trạng mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu để lâu có thể gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì vậy, lựa chọn và can thiệp bằng những phương pháp phục hình phù hợp chính là giải pháp tối ưu và cấp bách cho người bệnh.
Hiện nay có 3 phương pháp phục hình được áp dụng phổ biến, đó là hàm tháo lắp cổ điển, hàm phủ trên implant và phục hình toàn hàm All on 4/ All on 6.
Hàm tháo lắp cổ điển
Khi mà công nghệ tiên tiến chưa xuất hiện thì hàm tháo lắp chính là phương pháp xuất hiện sớm nhất và lâu đời nhất. Hàm giả tháo lắp là mô hình hàm gồm răng và lợi giả được làm từ nhựa, được gắn trực tiếp lên nướu để thay thế cho hàm răng thật đã mất. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Có thể tự tháo lắp dễ dàng để làm vệ sinh khi cần.
- Chi phí thấp nhất trong số các phương pháp trồng răng giả hiện nay.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1 tuần.
- Làm từ vật liệu an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Kỹ thuật đơn giản, không gây đau, không xâm lấn đến cấu trúc răng nướu.
Nhược điểm
- Khả năng ăn nhai thấp, chỉ đạt khoảng 30 – 40% so với răng thật.
- Tính thẩm mỹ không cao
- Dễ gây tiêu hàm do không hoạt động trực tiếp trên hàm, đồng thời chịu áp lực từ hàm giả.
- Dễ gây mùi vì hàm giả thấm nước bọt, do đó cần được làm vệ sinh thường xuyên.
- Tạo cảm giác vướng víu khi đeo, hàm dễ rơi ra khi nhai, cắn thức ăn mạnh hoặc hoạt động mạnh.
- Khi nướu và xương hàm bị tiêu đến một độ nhất định, sẽ phải làm lại hàm giả khác thay thế. Trung bình tuổi thọ sử dụng hàm giả khoảng 3-5 năm.
Hàm phủ trên implant
Để khắc phục các khuyết điểm của hàm giả tháo lắp, thì phương pháp phục hình bằng hàm phủ trên implant xuất hiện. Hàm phủ trên implant vẫn là phương pháp sử dụng hàm giả, nhưng thay vì gắn trực tiếp trên nướu như phương pháp cổ điển, thì hàm sẽ được cố định bằng các implant có liên kết với các khóa cài để cố định hàm giả. Phương pháp hàm phủ trên implant có 2 loại phổ biến:
Khóa cài implant bằng bi: Các implant gắn trong xương hàm sẽ được gắn trực tiếp với hàm giả bằng các khóa cài hình bi, khóa cài này sẽ ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả.
Khóa cài bằng thanh bar: Các implant trong hàm sẽ được gắn với một thanh bar mỏng. Phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để liên kết chặt thanh bar với hàm giả.
Ưu điểm
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh
- Mang tính thẩm mỹ cao hơn so với hàm giả tháo lắp truyền thống.
- Tăng độ chắc chắn cho hàm, giúp cải thiện sức nhai.
- Áp dụng được cả với những bệnh nhân đã bị tiêu xương hàm hay quá lớn tuổi.
Nhược điểm
- Giảm cảm giác ngon miệng
- Khoảng 6 tháng phải kiểm tra và thay mới khóa cài để đảm bảo độ chắc chắn cho hàm giả.
- Sử dụng càng nhiều implant thì chi phí càng cao.
Phục hình toàn hàm All on 4/ All on 6
Phục hình toàn hàm All on 4/ all on 6 là phương pháp tân tiến, sử dụng 4 hoặc 6 trụ implant cấy vào xương hàm, nhằm cố định và nâng đỡ hàm giả. Sau khi thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định vị trí phù hợp để cắm các trụ implant trong xương hàm nhằm mang lại khả năng chống đỡ tốt nhất, cũng như phân bố đồng đều lực nhai của toàn hàm lên các trụ.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao
- Khả năng ăn nhai vượt trội nhờ lực đỡ của 4 hoặc 6 trụ implant.
- Tuổi thọ cao
- Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn 2 phương pháp trên.
Các giải pháp cấy ghép Implant nha khoa
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hồi răng bị mất hiệu quả nhất bởi không chỉ giúp khôi phục thẩm mỹ hàm răng, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường, mà răng Implant còn có khả năng duy trì bền vững với nhiều ưu điểm vượt trội.
Cấy ghép Implant nha khoa có thể được đặt ở hàm dưới hoặc hàm trên để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất, nhưng cũng có thể thay thế phục hình tháo lắp bằng phục hình cố định hoặc ngăn không cho phục hình tháo lắp của bạn di chuyển.
Trong trường hợp mất một răng, có thể cấy ghép implant vào khoảng trống do răng mất để lại. Sau đó, mão răng sẽ được cố định vào implant qua một thân răng nhân tạo ( abutment). Chiếc răng mới sẽ có đầy đủ chức năng về thẩm mỹ và ăn nhai giống như răng tự nhiên.
Trong trường hợp mất hai hoặc nhiều răng kế cận, có thể đặt implant vào khoảng trống do răng mất để lại. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể không cần đặt implant cho từng răng cần thay thế. Sau đó, mão răng hoặc cầu răng được cố định trên implant.
Cấy ghép implant khi mất 2 răng vẫn là phương pháp tối ưu hơn cả vì:
- Không cần mài răng thật để làm răng giả.
- Hạn chế sự tiêu xương
- Giúp ăn nhai tốt hơn so với cầu răng.
- Răng cấy ghép gần như tồn tại suốt đời nếu được sử dụng đúng cách.
Đối với tình trạng mất toàn bộ răng ở hàm dưới hoặc hàm trên:
• Một cầu răng cố định hoàn chỉnh có thể được đặt trên một số implant.
• Một bộ phận hàm giả tháo lắp hoàn chỉnh có thể được đặt trên một số implant.
Số lượng cấy ghép được đặt dựa trên chất lượng xương của chúng ta, loại phục hình được chọn và vị trí của nó (hàm trên hoặc hàm dưới).
Đặt từ hai đến bốn implant ở hàm dưới (hoặc hàm trên ) để ổn định phục hình toàn phần.
Phương pháp hàm phủ trên implant có 2 loại phổ biến:
- Khóa cài implant bằng bi: Các implant gắn trong xương hàm sẽ được gắn trực tiếp với hàm giả bằng các khóa cài hình bi, khóa cài này sẽ ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả.
- Khóa cài bằng thanh bar: Các implant trong hàm sẽ được gắn với một thanh bar mỏng. Phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để liên kết chặt thanh bar với hàm giả.